Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Hướng dẫn Soạn Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất, sách giáo khoa Địa lí lớp 6. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6
Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Lý thuyết

1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực

– Nội lực: Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

– Ngoại lực: Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).

2. Núi lửa và động đất

a) Núi lửa

– Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.

– Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.

– Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt, dung nham phân huỷ tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

– Mác ma là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 1000oC.

b) Động đất

– Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.

– Gây thiệt hại đối với con người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải vật chất…

– Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang Richte (9 bậc).

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trong Bài 12 trang 38 sgk Địa lí 6

Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

– Nước mưa chảy thành dòng chảy tạm thời tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi.

– Sóng biển vỗ vào bờ tạo thành dạng địa hình hàm ếch.


2. Trả lời câu hỏi trong Bài 12 trang 39 sgk Địa lí 6

Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa.

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

Các bộ phận của núi lửa: Miệng, miệng phụ, dung nham, ống phun, khói bụi, măcma.


3. Trả lời câu hỏi trong Bài 12 trang 40 sgk Địa lí 6

Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất.

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

Nhà cửa đổ sập, đường sắt và toa tàu bị đổ nát, giao thông bị phá hủy,…

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, còn ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

– Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, trong khi đó ngoại lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái Đất.

⇒ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.


2. Giải bài tập 2 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Trả lời:

– Dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

– Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú.

– Năng lượng địa nhiệt lớn

– Hoạt động du lịch phát triển…


3. Giải bài tập 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6

Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

– Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.

– Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 12 trang 41 sgk Địa lí 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com