Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Hướng dẫn Soạn Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất, sách giáo khoa Địa lí lớp 6. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 6.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6
Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Lý thuyết

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ, trung gian và lõi.

a) Lớp vỏ

Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
(Lớp vỏ Trái Đất)

“Vỏ Trái Đất có độ dày dao động từ 5km dưới đáy các đại dương đến 70-80km ở trên lục địa. Ở những chỗ núi càng cao thì độ dày của vỏ Trái Đất càng lớn. Lớp này cũng phân thành 2 tầng: ở trên là tầng granit gồm các loại đá nhẹ, ở dưới là tầng badan gồm những loại đá nặng hơn.Nhiệt độ tối đa đạt 10000C.”

– Độ dày: Từ 5 km đến 70 km

– Trạng thái: Rắn chắc.

– Lớp vỏ mỏng nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

– Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC

b) Lớp trung gian

Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
(Lớp trung gian)

“Lớp trung gian hay còn gọi là bao Manti có độ sâu đến gần 3000km. Thành phần vật chất của lớp này ở trạng thái quánh dẻo. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể chảy lỏng như sáp ong. Lớp này cũng chia thành 2 tầng. Tầng trên có những dòng đối lưu vận chuyển vật chất liên tục. Chúng là nguyên nhân chính gây nên sự di chuyển của các lục địa trên bề mặt Trái Đất và các hiện tượng động đất, núi lửa.Tầng dưới vật chất ở trạng thái rắn ổn định và đồng nhất.”

– Độ dày gần 3000km.

– Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất.

– Khoảng từ 1500 4700oC.

c) Lớp nhân (lõi)

Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
(Lớp nhân (lõi))

“Lõi Trái Đất cũng chia thành 2 lớp: Nhân ngoài ở độ sâu từ 2900- 5100km, vật chất ở trạng thái lỏng. Nhân trong ở độ sâu từ 5100- 6370 km, vật chất ở trạng thái rắn và đậm đặc.”

– Độ dày: trên 3000 km.

– Trạng thái: Lỏng ở ngoài rắn ở trong.

– Nhiệt độ cao nhất khoảng: 5000oC.

Cấu tạo của bên trong Trái Đất được tóm tắt trong bảng sau:

Lớp Độ dày Trạng Thái Nhiệt độ
Vỏ Trái Đất 5- 70km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa chỉ tới 10000C
Trung gian Gần 3000km Từ quánh dẻo đến lỏng Khoảng 1500- 47000C
Lõi Trên 3000km Lỏng ở ngoài, rắn ở trong Cao nhất khoảng 50000C

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

– Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

– Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất.

– Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.

– Gồm một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành.

– Các địa mảng di chuyển rất chậm.Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
(Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất)

– Hai mảng tách xa nhau: Các mảng dần tách xa nhau về hai phía. Hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương. → Gây động đất, núi lửa, sóng thần.

Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
(Các mảng Xô vào nhau)

– Hai mảng xô vào nhau: Hai mảng nén ép vào nhau; Hai mảng xô trườn lên nhau → Hình thành: núi cao, vực sâu.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trong Bài 10 trang 31 sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 26 và bảng 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: vỏ trái đất, lớp trung gian và lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất:

    ♦ Độ dày từ 5 đến 70 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

    ♦ Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao (tối đa chỉ tới 1.000ºC).

+ Lớp trung gian (bao Manti):

    ♦ Độ dày gần 3.000 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng.

    ♦ Nhiệt độ khoảng 1.500ºC đến 4.700ºC.

+ Lõi Trái Đất:

    ♦ Độ dày trên 3.000 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong.

    ♦ Nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000ºC.


2. Trả lời câu hỏi trong Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 27, hãy nêu số lượng các mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

Bao gồm có 7 mảng kiến tạo lớn:

– Mảng Thái Bình Dương

– Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

– Mảng Âu – Á

– Mảng Phi.

– Mảng Bắc Mĩ.

– Mảng Nam Mĩ

– Mảng Nam Cực.

Hãy quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng.

Trả lời:

Những chỗ tiếp xúc các địa mảng được biểu hiện bẳng các kí hiệu đường màu đỏ và đường màu đen có nét gạch.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.

Trả lời:

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: vỏ trái đất, lớp trung gian và lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất:

    ♦ Độ dày từ 5 đến 70 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

    ♦ Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao (tối đa chỉ tới 1.000ºC).

+ Lớp trung gian (bao Manti):

    ♦ Độ dày gần 3.000 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng.

    ♦ Nhiệt độ khoảng 1.500ºC đến 4.700ºC.

+ Lõi Trái Đất:

    ♦ Độ dày trên 3.000 km.

    ♦ Vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong.

    ♦ Nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000ºC.


2. Giải bài tập 2 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

Trả lời:

– Đặc điểm:

+ Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất.

+ Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

+ Được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .

– Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.


3. Giải bài tập 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6

Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lóp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đông tâm: vòng đầu có bán kính 2 cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất; vòng sau có bán kính 4 cm, tượng trưng cho cả lớp trung gian và lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4 cm).

Trả lời:

Giải bài tập Địa Lí 6 | Trả lời câu hỏi Địa Lí 6


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 10 trang 33 sgk Địa lí 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com