Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực, ngoại lực, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8
Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Lý thuyết

1. Tác động của nội lực lên bề mặt đất

– Nội lực là lực sinh ra từ bên trong trái đất.

Châu lục Phân bố các địa hình lớn
Dãy núi Sơn nguyên Đồng bằng
Châu Á Hymalaya, Anđác, Thiên Sơn, Côn Luân, Xai-ân, Uran Trung Xibia, Arâp, Iran, Tây Tạng, Đê can Tây Xibia, Hoa Bắc, MêKông, Ấn Hằng
Châu Mĩ Coocđie, Apalat Sơn nguyên Bra-xin Trung tâm
Châu Âu Anpơ, Bang-căng, Cacpat, Uran Đông Âu, Trung lưu
Châu Phi Atlat, Drê-kenpec Sơn nguyên Êtiôpia, Sơn guyên Đông phi

– Các hiện tượng tạo núi cao, núi lửa trên mặt đất do vận động trong lòng đất tác động lên bề mặt trái đất.

2.Tác động của ngoại lực lên bề mặt trái đất

– Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài bề mặt trái đất.

– Mỗi địa điểm trên trái đất đều chịu sự tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực. Sự thay đổi bề mặt trái đất diễn ra trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của trái đất. Ngày nay bề mặt của trái đất vẫn đang tiếp tục thay đổi.

– Ảnh hưởng tích cực:

+ Dung nham núi lửa đã phân hoá làm đất trồng tốt cho cây công nghiệp.

+ Tạo ra cảnh quan lạ, đẹp thu hút khách du lịch.

– Hạn chế: Động dất, núi lửa gây thiệt hại về người và của.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi Bài 19 trang 66 sgk Địa lí 8

Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.

Trả lời:

– Các dãy núi: Dãy Cooc-đi-e (Bắc Mĩ), dãy An-đét (Nam Mĩ), dãy Át-lát và dãy Đrê-ken-bec (lục địa Phi), dãy An-pơ, Xcan-đi-na-vi, U-ran, Côn Luân, Hi-ma-lay-a…. (lục địa Á-Âu), dãy Đông Ô-xtrây-li-a.

– Sơn nguyên: Bra-xin (Nam Mĩ), Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi (lục địa Phi), Trung Xi-bia, Tây Tạng, I-ran, Đê-can,…(lục địa Á-Âu), SN. Tây Ô-xtrây-li-a.

– Đồng bằng: ĐB. trung tâm Bắc Mĩ, Đb. A-ma-dôn, ĐB. La-pla-ta (Nam Mĩ), ĐB. Đông Âu, ĐB. tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc (lục địa Á- Âu), ĐB. Công Gô (lục địa Phi), ĐB. Trung Tâm Ô-xtrây-li-a.


2. Trả lời câu hỏi Bài 19 trang 68 sgk Địa lí 8

Quan sát các hình 19.1, 19.2 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?

Trả lời:

Núi lửa xuất hiện ở vị trí hai mảng xô vào nhau.

Quan sát các hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người.

Trả lời:

– Nội lực tạo ra động đất, núi lửa, tạo núi và vực sâu.

– Núi lửa phun trào, động đất gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tro bụi núi lửa tạo cho đất đai tăng độ phì nhiêu màu mỡ để phát triển nông nghiệp.

Quan sát các ảnh dưới đây, mô tả dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?

Trả lời:

a) Bờ biển cao ở Ô-xtrây-li-a: Khối đá bị bào mòn và đục thủng do tác động của gió và sóng biển.

b) Nấm đá Ba dan ở Ca-li-phooc-ni-a (Hoa Kỳ):Khối đá bị thu hẹp phần chân, phần trên phình to, tạo thành hình cây nấm, do tác động của gió thổi mang theo cát đã mài mòn chân đá.

c) Cánh đồng lúa ở đồng bằng châu thổ sông Mê-nam (Thái Lan): Bề mặt địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ do được bồi tụ bởi sông Mê-nam.

d) Thung lũng sông ở vùng núi Áp-ga-nis-tan: Thung lũng rộng, dòng nước uốn lượn dưới chân các khối đá do dòng chảy bào mòn các đài đá làm cho thung lũng ngày càng mở rộng.


3. Trả lời câu hỏi Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Sử dụng lược đồ hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy tìm thêm ba ví dụ cho mỗi dạng địa hình.

Trả lời:

– Dòng chảy tạm thời khiến cho mặt đất trở nên gồ ghề.

– Hang động Cax-tơ được tạo thành do nước hòa tan đá vôi.

– Sóng biển khoét mòn các chân đá ở ven bờ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Chọn trong sách giáo khoa Địa lí 8, ba ảnh cảnh quan tự nhiên thể hiện các dạng địa hình khác nhau và nêu những yếu tố tự nhiên chính tác động tạo nên các cảnh quan trong các ảnh đó.

Trả lời:

– Hình 29.4: Cảnh quan đồng bằng sông Hồng và hình 41.3: Hồ kiến tạo đá vôi Ba Bể do tác động của ngoại lực.

– Hình 43.2: Hồ núi lửa Tơ-rưng do tác động của nội lực.

Hoặc:

– Hoang mạc Tha (Hình 10.3), cảnh quan đồng bằng sông Hồng (hình 29.4): do tác động của quá trình ngoại lực tạo nên.

– Núi Hi-ma-lay-a (Hình 10.4): do tác động của quá trình nội lực.


2. Giải bài tập 2 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực.

Trả lời:

– Đồng bằng sông Hồng chịu tác động của quá trình bồi tụ.

– Hang động đá vôi do tác động của quá trình mài mòn.

– Khe rãnh sông suối chịu tác động của dòng nước chảy gây xói mòn.


3. Giải bài tập 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8

Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu những tác động của ngoại lực nào?

Trả lời:

Ở Quảng Ninh có các dạng địa hình:

– Đồng bằng chịu tác động của quá trình bồi tụ.

– Bờ biển bị mài mòn do nước biển xô vào đá.

– Hang động đá vôi do quá trình Caxto.

– Đồi núi chịu tác động của cả quá trình nội lực (vận động tạo núi) và ngoại lực (xói mòn).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 19 trang 69 sgk Địa lí 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com