Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9

Hướng dẫn Soạn Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo), sách giáo khoa Địa lí lớp 9. Nội dung Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 9.

Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9
Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9

Lý thuyết

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

– Cây lương thực: Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người). Do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, có nhiều thiên tai về thời tiết.

– Biện pháp: thâm canh trong sản xuất lương thực.

– Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

– Triển khai mô hình kết hợp nông lâm ngư nghiệp xây dựng hồ chứa nước, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

2. Công nghiệp

– Công nghiệp phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên.

– Hiện nay vùng đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng,vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu, triển khai các dự án lớn, cải thiện kết cấu hạ tầng cơ sở.

3. Dịch vụ

– Giao thông: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc và giữa nước ta với Lào.Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.

– Du lịch và dịch vụ: Cũng bắt đầu phát triển nhờ vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc.

V. Các trung tâm kinh tế

– Thanh Hoá: là trung tâm công nghiệp lớn phía Bắc.

– Vinh: là hạt nhân trung tâm công nghiệp và dịch vụ.

– Huế: là trung tâm du lịch lớn (di sản văn hoá thế giới).

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 85 sgk Địa lí 9

Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

Trả lời:

– Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

– Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường, n hiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.


2. Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 86 sgk Địa lí 9

Quan sát hình 24.3, hãy:

– Xác định các vùng nông lâm kết hợp.

– Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

– Vùng nông lâm kết hợp: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và xen kẽ ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

– Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy…

+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.

+ Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai.

+ Bảo vệ đa dạng hóa sinh vật, các nguồn gen quý, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có nhiều lâm sản quý, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước ngầm.

Dựa vào hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Giai đoạn 1995 – 2002, giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng nhanh và tăng liên tục từ 3705 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng, tăng gấp 2,7 lần.


3. Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 87 sgk Địa lí 9

Quan sát hình 24.3, xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crom, titan, đá vôi.

Trả lời:

Các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc (Nghệ An), crom (Thanh Hóa), titan (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa).


4. Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 88 sgk Địa lí 9

Quan sát hình 24.3, xác định vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này.

Trả lời:

– Các tuyến đường:

+ Quốc lộ 7 (Vinh – cửa khẩu Nậm Cấn – Lào).

+ Quốc lộ 8 (Vinh – cửa khẩu Cầu Treo – Lào).

+ Quốc lộ 9 (Đông Hà – cửa khẩu Lao Bảo – Lào).

– Ý nghĩa của các tuyến quốc lộ 7,8,9:

+ Các quốc lộ 7,8,9 là những tuyến đường ngang giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

+ Nối liền tới các cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng.

Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Các địa điểm du ịch nổi tiếng của vùng: Bãi biển Sầm Sơn, bãi biển của Lò, quê Bác ở Nam Đàn- Nghệ An, Thành phố Huế,…

Xác định trên hình 24.3, những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.

Trả lời:

– Thanh Hóa: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm.

– Vinh: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

– Hà Tĩnh: chế biến lâm sản.

– Đồng Hới: sản xuất vật liệu xây dựng.

– Đông Hà: chế biến lương thực thực phẩm.

– Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk địa lí lớp 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9

Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

♦ Về nông nghiệp:

– Thành tựu:

+ Sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,2 kg (năm 1995) lên 346,9 kg (năm 2005).

+ Đa dạng hóa cơ cấu nền nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa.

+ Đã hình thành các mô hình nông -lâm kết hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

– Khó khăn:

+ Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

+ Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: gió phơn, bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.

+ Đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

♦ Về công nghiệp:

– Thành tựu:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá nhanh (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đang định hình:

+ Hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu xây dựng.

+ Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện… với quy mô vừa và nhỏ đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.

+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện.

+ Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

+ Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế.

– Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.

+ Còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn đầu tư.


2. Giải bài tập 2 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

– Bắc Trung Bộ nhiều điều kiện để phát triển du lịch:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ ( Quảng Bình), Lăng Cô (Huế); nhiều thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa – lịch sử, chùa, lễ hội: Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen (Nghệ An), ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế….

– Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng (QL 1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài…

– Khu lưu trú được đầu tư ngày càng hiện đại, nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.


3. Giải bài tập 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9

Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

Trả lời:

– Khu di tích Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.

– Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

– Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ  Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.

– Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan),  cụm di tích Hoàng Trù, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; phần mộ bà Hoàng Thị Loan….


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 Bài 24 trang 89 sgk Địa lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Địa lí lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com