Giải bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk Đại số 10

Hướng dẫn giải Bài §1. Bảng phân bố tần số và tần suất, Chương V. Thống kê, sách giáo khoa Đại số 10. Nội dung bài giải bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk Đại số 10 cơ bản bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập đại số có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 10.


Lý thuyết

I. Ôn tập

1. Số liệu thống kê

Khi thực hiện điều tra thống kê (theo mục đích đã định trước), cần xác định tập hợp các đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra và thu thập các số liệu.

2. Tần số

Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong bảng số liệu.

II. Tần suất

Tần suất là tỉ số % của tần số của một giá trị so với tần số của tất cả các giá trị trong bảng số liệu.

III. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp

Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp là bảng số liệu, bao gồm:

Các khoảng (nửa khoảng hoặc đoạn) giá trị tương ứng.

Tần số của từng giá trị.

Tần suất của từng giá trị.

Nếu không có tần số của từng giá trị ta sẽ được bảng phân bố tần suất ghép lớp.

Nếu không có tần suất của từng giá trị ta sẽ được bảng phân bố tần suất ghép lớp.

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần hoạt động của học sinh sgk Đại số 10.


Câu hỏi

Trả lời câu hỏi trang 113 sgk Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau:

Tiền lãi (nghìn đồng) của mỗi ngày trong 30 ngày được khảo sát ở một quầy bán báo

Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp như sau:

$[29,5; 40,5)$, $[40,5; 51,5)$, $[51,5; 62,5)$, $[62,5; 73,5)$, $[73,5; 84,5)$, $[84,5; 95,5].$

Trả lời:

Lớp tiền lãi của mỗi ngày (nghìn đồng) Tần số Tần suất (%)
$[29,5; 40,5)$ $3$ $10$
$[40,5; 51,5)$ $5$ $16,7$
$[51,5; 62,5)$ $6$ $20$
$[62,5; 73,5)$ $6$ $20$
$[73,5; 84,5)$ $6$ $20$
$[84,5; 95,5]$ $4$ $13,3$
Cộng $30$ $100$ (%)

Dưới đây là phần Hướng dẫn giải bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk Đại số 10 cơ bản. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập đại số 10 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk đại số 10 cơ bản của Bài §1. Bảng phân bố tần số và tần suất trong Chương V. Thống kê cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk Đại số 10
Giải bài 1 2 3 4 trang 113 114 sgk Đại số 10

1. Giải bài 1 trang 113 sgk Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Tuổi thọ của \(30\) bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ)

a) Lập bảng phân bố tần số và bảng phân bố tần suất.

b) Dựa vào kết quả của câu a), hãy đưa ra nhận xét về tuổi thọ của các bóng đèn nói trên.

Bài giải:

a) Trước hết ta kể ra các giá trị khác nhau là \(1150, 1160, 1170, 1180, 1190\). Với mỗi số liệu khác nhau ta đếm xem số ấy xuất hiện bao nhiêu lần trong bảng để có tần số của giá trị ấy. Tính tần suất tương ứng. Kết quả như sau:

b) Nhận xét rút ra từ bảng là: phần lớn các bóng đèn có tuổi thọ từ \(1160\) đến \(1180\) giờ.


2. Giải bài 2 trang 114 sgk Đại số 10

Cho bảng phân bố tần số ghép lớp sau

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp.

b) Dựa vào kết quả của câu a, hãy nêu rõ trong \(60\) lá dương xỉ được khảo sát:

Số lá có độ dài dưới \(30 cm\) chiếm bao nhiêu phần trăm?

Số lá có độ dài trên \(30 cm\) đến \(50 cm\) chiếm bao nhiêu phần trăm?

Bài giải:

a) Ta tính tần suất bằng cách lấy tần số của từng giá trị chia cho \(60\) sau đó nhân với 100%.

Ta được bảng phân bố tần suất ghép lớp sau:

b) Số lá có độ dài dưới \(30 cm\) chiếm:

\(13,3 + 30 = 43,3\%.\)

Số lá có độ dài trên \(30 cm\) đến \(50 cm\) chiếm:

\(100 – 43,3= 56,7\%.\)


3. Giải bài 3 trang 114 sgk Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Khối lượng của \(30\) củ khoai tây thu hoạch được ở nông trường \(T\) (đơn vị: g).

Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, với các lớp sau

$[70; 80); [80; 90)$; $[90; 100); [100; 110)$; $[110; 120]$.

Bài giải:

Ta được bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp sau:


4. Giải bài 4 trang 114 sgk Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Chiều cao của \(35\) cây bạch đàn (đơn vị: \(m\))

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp, với các lớp sau

\([6,5; 7,0); [7,0; 7,5); [7,5; 8,0); [8,0; 8,5); [8,5; 9,0]\).

b) Dựa vào kết quả của câu a, hãy nhận xét về chiều cao của \(35\) cây bạch đàn nói trên.

Bài giải:

a) Bảng phân bố tần suất lãi ghép lớp.

b) Theo bảng ta thấy có đến \(57,1\%\) số cây có chiều cao từ \(7,5\) đến \(8,5 cm\). Gần \(92\%\) số cây cao dưới \(9m\).

– Cây bạch đàn có chiều cao từ $7,0cm$ đến gần $8,5cm$ chiếm tỉ lệ chủ yếu.

– Các cây bạch đàn cao từ $6,5cm$ đến gần $7,0cm$ hoặc cao từ $9,0cm$ đến $9,5cm$ chiếm tỉ lệ rất ít.


Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 10 với giải bài 1 trang 6 sgk Đại số 10!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com