Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 30 sgk GDCD 8

Hướng dẫn Soạn Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 30 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.


I – Đặt vấn đề

1. Tình huống


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 28 sgk GDCD 8

a) Theo em, lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Lao động tự giác là lao động một cách chủ động không cần người khác phải hối thúc.

– Lao động sáng tạo là lao động một cách khoa học, tìm ra cách hiệu quả, mới mẻ để giải quyết công việc.

b) Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo?

Trả lời:

Ngày nay, với sự phát triển khoa học công nghệ theo dây chuyền sản xuất, mỗi người đảm nhiệm các công việc khác nhau nên cần lao động tự giác và sáng tạo. Không ai giúp đỡ, hay nhắc nhở nếu không tự giác chúng ta sẽ không thể làm việc tốt được.

c) Theo em, học sinh có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập như thế nào?

Trả lời:

Học sinh có cần chuẩn bị rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo thì nó giúp học sinh đat được kết quả học tập tốt nhất.

Biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo trong học tập: lập kế hoạch học tập và thực hiện nó, trau dồi kiến thức cả với những môn yếu kém, học theo nhóm, học một mình, lập sơ đồ tư duy trong học tập…


2. Truyện đọc: Ngôi nhà không hoàn hảo


Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 29 sgk GDCD 8

a) Qua truyện đọc “Ngôi nhà không hoàn hảo” em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc?

Trả lời:

Thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như trước đây, người thợ mộc này: tận tụy, tự giác, nghiêm túc. Thì sau này, ông làm việc nhưng không dành tâm trí,, bỏ qua những nguyên tắc căn bản, làm với trạng thái mệt mỏi, không khéo léo và tinh xảo như trước, thiếu cẩn thận, tâm huyết và sự tỉ mỉ…

b) Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì?

Trả lời:

Vì thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc đã không còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Ông còn cảm thấy xấu hổ trước những việc làm của mình, và phải sống trong căn nhà tệ do chính bàn tay, sự thiếu tận tâm của mình tạo lên.


II – Nội dung bài học

1. Lao động là gì?

– Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội loài người.

– Lao động tự giác: là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.

Ví dụ:

+ Tự giác học bài, làm bài.

+ Đi học và về đúng giờ quy định. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

– Lao động sáng tạo: Là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .

Ví dụ:

+ Tìm cách giải mới cho một bài toán.

+ Cải tiến phương pháp học tập.

→ Kết luận: Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ ý chí vượt khó, khiêm tốn học hỏi.

2. Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo?

Trong thời đại chúng ta đang sống là thời đại KHKT phát triển:

– Nếu không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.

– Học sinh chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.

– Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập.

– Nếu không tự giác sáng tạo sẽ không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.

3. Biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo

– Thực hiện tốt nhiệm vụ nội quy của người học sinh.

– Học bài và làm bài trước khi đến lớp.

– Không đợi ai đôn đốc, nhắc nhở.

– Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.

– Có thái độ nghiêm khắc quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân.

– Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động.

– Tiết kiệm để đạt năng suất, chất lượng cao.

4. Ý nghĩa

Lao động tự giác và sáng tạo giúp ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lao động sẽ ngày càng nâng cao.

5. Cách rèn luyện

Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 30 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


III – Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 30 sgk GDCD 8

Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.

Trả lời:

Những biểu hiện của thiếu tự giác, thiếu sáng tạo: học vẹt, học tủ, chỉ học những môn mình thích, ì ạch ngại suy nghĩ, ngại khó, lười vận động, lười làm việc, ngủ trong giờ học, trong giờ làm việc…


2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 30 sgk GDCD 8

Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.

Trả lời:

– Kết quả học tập kém, hay học tủ, học lệch.

– Không kiên định với kết quả bài tập của mình, hay phân tâm đoán bừa.

– Sống ỷ lại vào người khác, mong chờ vào kết quả của người khác.


3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 30 sgk GDCD 8

Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.

Trả lời:

– Bản thân sẽ không được hoàn thiện mà lệch lạc.

– Nhanh nhàn chán với cách làm cũ, phương pháp học tập cũ.


4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 30 sgk GDCD 8

Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với quan điểm trên. Mỗi người có cách học tập, làm việc riêng nên nếu vận động, suy nghĩ con người sẽ sáng tạo ra những cái mới, cái hiện đại để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Qua tìm tòi, rút kinh nghiệm con người sẽ trưởng thành và sáng tạo hơn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 30 sgk GDCD 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com