Giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk Toán 7 tập 2

Hướng dẫn giải Bài §2. Giá trị của một biểu thức đại số, chương IV – Biểu thức đại số, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Giá trị của một biểu thức đại số

Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.

Chẳng hạn:

Giá trị biểu thức của \(x^2+1\) tại \(x=3\) là \(3^2+1=10\).

Giá trị biểu thức của \(\frac{2x+1}{5}\) tại \(x=2\) là \(\frac{2.2+1}{5}=1\).

2. Áp dụng

Tính giá trị biểu thức \(x^3-2x\) tại \(x=1;x=2\).

Bài giải:

Giá trị của biểu thức \(x^3-2x\) tại \(x=1\) là \(1^3-2.1=-1\).

Giá trị của biểu thức \(x^3-2x\) tại \(x=2\) là \(2^3-2.2=4\).

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 28 sgk Toán 7 tập 2

Tính giá trị của biểu thức \(3{x^2} – 9x\) tại \(x = 1\) và tại \(x = \dfrac{1}{3}\).

Trả lời:

Thay \(x = 1\) vào biểu thức trên, ta có:

\({3.1^2} – 9.1 = 3 – 9 = – 6\)

Vậy giá trị của biểu thức \(3{x^2} – 9x\) tại \(x = 1\) là \(- 6\).

Thay \(x = \dfrac{1}{3}\) vào biểu thức trên, ta có:

\(3.{\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^2} – 9.\dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{3} – \dfrac{9}{3} = \dfrac{{ – 8}}{3}\)

Vậy giá trị của biểu thức \(3{x^2} – 9x\) tại \(x = \dfrac{1}{3}\) là: \(\dfrac{{ – 8}}{3}\)


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 28 sgk Toán 7 tập 2

Giá trị của biểu thức \(x^2y\) tại \(x=-4\) và \(y=3\) là:

\(-48\)
\(144\)
\(-24\)
\(48\)

Trả lời:

Thay \(x=-4\) và \(y=3\) vào biểu thức ta được:

\({\left( { – 4} \right)^2}.3 = 16.3 = 48\)

Vậy giá trị của biểu thức \(x^2y\) tại \(x=-4\) và \(y=3\) là: \(48\).

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 26 27 sgk toán 7 tập 2 của Bài §2. Giá trị của một biểu thức đại số trong chương IV – Biểu thức đại số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk toán 7 tập 2
Giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk toán 7 tập 2

1. Giải bài 6 trang 28 sgk Toán 7 tập 2

Đố: Giải thưởng toán học Việt Nam (dành cho giáo viên và học sinh phổ thông) mang tên nhà toán học nổi tiếng nào?

(Quê ông ở Hà Tĩnh. Ông là người thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học nước ta trong thế kỷ XX)
Hãy tính giá trị của biểu thức sau tại x = 3, y = 4 và z = 5 rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô trống dưới đây, em sẽ trả lời được câu hỏi trên:
N    $x^2$ ;                       Ê    2$x^2$ + 1
T    $y^2$ ;                        H    $x^2$ + $y^2$
Ă    $\frac{1}{2}$(xy + z) ;            V    $z^2$ – 1
L    $x^2$ – $y^2$;                I    Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y, z
M    Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là x, y

-7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5

Bài giải:

Với $x = 3, y = 4, z = 5$, ta có:

$x^2$ = $9^2 = 81$, ta được chữ cái N.

$y^2$ = $4^2 = 16$, ta được chữ cái T.

$\frac{1}{2}$(xy + z) = $\frac{1}{2}(3.4 + 5) = 0,5.17 = 8,5$, ta được chữ cái Ă.

$x^2$ – $y^2$ = $3^2$ – $4^2 = 9 – 16 = -7$, ta được chữ cái L.

2$x^2$ + 1 = 2$3^2 + 1 = 2.9 + 1 = 19$, ta được chữ cái Ê.

$x^2$ + $y^2$ = $3^2$ + $4^2 = 9 + 16 = 25$, ta được chữ cái H.

$z^2$ – 1 = $5^2 – 1 = 25 – 1 = 24$, ta được chữ cái V.

I là biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y, z, ta có:

$I = 2(y + z) = 2(4 + 5) = 18$

M là biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là x, y, nên ta có:

$M^2$ = $x^2$ + $y^2$ = $3^2$ + $4^2 = 9 + 16 = 25$

⇒ $M = \sqrt{25} = 5$

Thay các chữ cái vừa tìm vào các ô tương ứng, ta được bảng sau:

-7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5
L Ê V Ă N T H I Ê M

Vậy giải thưởng toán học đó mang tên nhà toán học LÊ VĂN THIÊM.


2. Giải bài 7 trang 29 sgk Toán 7 tập 2

Tính giá trị của các biểu thức sau tại $m = -1$ và $n = 2$:

a) $3m – 2n$

b) $7m + 2n – 6$

Bài giải:

Với $m = -1, n = 2$, ta có:

a) $3m – 2n = 3.(-1) – 2.2 = -3 – 4 = -7$

b) $7m + 2n – 6 = 7.(-1) + 2.2 – 6 = -9$


3. Giải bài 8 trang 29 sgk Toán 7 tập 2

Đố: Ước tính số gạch cần mua ? Giả sử gia đình em cần lát một nền nhà hình chữ nhật bằng gạch hình vuông có cạnh là 30 cm.

Hãy đo kích thước nền nhà đó rồi ghi vào ô trống trong bảng sau:

Chiều rộng (m) Chiều dài (m) Số gạch cần mua (viên)
$x$ $y$ $\frac{xy}{0,009}$
$5,5$ $6,8$ Khoảng 416 viên

Bài giải:

Như bài thực hành, bằng cách đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, thư viện, hội trưởng, phòng bộ môn … , các em đo kích thước nên nhà rồi tính theo công thức và điền vào bảng:


4. Giải bài 9 trang 29 sgk Toán 7 tập 2

Tính giá trị của biểu thức $x^2y^3$ + xy tại x = 1 và y = $\frac{1}{2}$

Bài giải:

Thay $x = 1$ và y = $\frac{1}{2}$ vào biểu thức trên, ta có:

$x^2y^3$ + xy = $1^2(\frac{1}{2})^3$ + 1.$\frac{1}{2}$ = $\frac{1}{8}$ + $\frac{1}{2}$ = $\frac{1 + 4}{8}$ = $\frac{5}{8}$

Vậy giá trị của biểu thức $x^2y^3 + xy$ tại $x = 1$ và $y = \frac{1}{2}$ là $\frac{5}{8}$


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 6 7 8 9 trang 28 29 sgk toán 7 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com