Luyện tập 2: Giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk Toán 6 tập 1

Luyện tập 2 Bài §5. Phép cộng và phép nhân, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Tổng và tích hai số tự nhiên

Nhắc lại:

Phép cộng hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tổng của chúng

a (Số hạng) + b (Số hạng) = c (Tổng)

Phép nhân hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tích của chúng

a ( Thừa số) . b ( Thừa số ) = c (Tích)

Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số

VD: a.b=ab;   4.x.y=4xy

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Ở tiểu học ta đã biết các tính chất sau của phép cộng và phép nhân:

Phép cộng Phép nhân
Giao hoán $a + b = b +a$ $a . b = b . a$
Kết hợp $(a + b) + c = a+ (b + c)$ $(a . b) . c = a . (b . c)$
Cộng với số 0 $a + 0 = 0 + a = a$
Nhân với số 1 $a . 1 = 1 . a = a$
Phân phối của phép nhân với phép cộng $a(b + c) = ab + ac$

Ta có thể phát biểu thành lời các tính chất trên như sau :

a) Tính chất giao hoán:

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tích thì tích không đổi.

b) Tính chất kết hợp:

Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích cuả số thứ hai và số thứ ba.

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

3. Ví dụ minh họa

Trước khi đi vào luyện tập 2: giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1, chúng ta hãy tìm hiểu các ví dụ điển hình sau đây:

Ví dụ 1:

Thực hiện phép tính: \(15 . 32 + 15 . 16\)

Bài giải:

Đặt 15 ra ngoài :

Ta có: \(15 . 32 + 15 . 16 = 15. ( 32 + 16 ) = 15 . 48 = 720\)

Ví dụ 2:

Tính nhanh \(74 + 350 + 26\)

Bài giải:

Áp dụng tính chất kết hợp:

Ta có : \(74 + 350 + 26 = ( 74 + 26) + 350 = 100 + 350 = 450\)

Ví dụ 3:

Thực hiện phép tính : \(47 . 101\)

Bài giải:

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :

Ta có: \(47 . 101 = (47 .100) + (47 . 1) = 4700 + 47 = 4747\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập 2

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1 của bài §5. Phép cộng và phép nhân trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập 2: Giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1
Luyện tập 2: Giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 35 trang 19 sgk Toán 6 tập 1

Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích:

$15 . 2 . 6$;       $4 . 4 . 9$;

$5 . 3 . 12$;      $ 8 . 18$;

$15 . 3 . 4$;       $8 . 2 . 9$.

Bài giải:

Ta có:

$15 . 2 . 6 = 3 . 5 . 12$

$4 . 4 . 9 = 2 . 2 . 4 . 9 = 2 . 4 . 2 .9 = 8 . 18$

$15 . 3 . 4 = 3 . 5 . 12$

$8 . 2 . 9 = 8 . 18$

Do đó các tích bằng nhau là:

$15 . 2 . 6 = 5 . 3 . 12 = 15 . 3 . 4;$

$4 . 4 . 9 = 8 . 18 = 8 . 2 . 9.$


2. Giải bài 36 trang 19 sgk Toán 6 tập 1

Có thể tính nhẩm tích 45 . 6 bằng cách:

– Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:

$45 . 6 = 45 . (2 . 3) $

$= (45 . 2) . 3 = 90 . 3 = 270$.

– Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

$45 . 6 = (40 + 5) . 6 $

$= 40 . 6 + 5 . 6 $

$= 240 + 30 = 270$.

a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:

15 . 4;    25 . 12;    125 . 16.

b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

25 . 12;   34 . 11;    47 . 101.

Bài giải:

a) $15 . 4 = 15 . 2 . 2 = 30 . 2 = 60$;

$25 . 12 = 25 . 4 . 3 = 100 . 3 = 300$

$125 . 16 = 125 . 8 . 2 = 1000 . 2 = 2000$

b) $25 . 12 = 25(10 + 2)$

$ = 25 . 10 + 25 .2 $

$= 250 + 50 = 300$;

$34 . 11 = 34(10 + 1)$

$ = 34 . 10 + 34 . 1$

$ = 340 + 34 = 374$;

$47 . 101 = 47(100 + 1)$

$ = 47 . 100 + 47 . 1$

$ = 4700 + 47 = 4747$.


3. Giải bài 37 trang 20 sgk Toán 6 tập 1

Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac để tính nhẩm.

Ví dụ: 13 . 99 = 13 . (100 – 1) = 1300 – 13 = 1287.

Hãy tính: 16 . 19; 46 . 99; 35 . 98.

Bài giải:

$16 . 19 = 16(20 – 1)$

$ = 320 – 16 = 304$

$46 . 99 = 46(100 – 1)$

$ = 4600 – 46 = 4554$

$35 . 98 = 35(100 – 2)$

$ = 3500 – 70 = 3430.$


4. Giải bài 38 trang 20 sgk Toán 6 tập 1

Sử dụng máy tính bỏ túi

Bài giải:

Các em tự lấy máy tính của mình ra thực hành nhé!

Đáp số:

$375.376 = 141000$

$624.625 = 390000$

$13.81.215 = 226395$


5. Giải bài 39 trang 20 sgk Toán 6 tập 1

Đố: Số 142 857 có tính chất rất đặc biệt. Hãy nhân nó với mỗi số 2, 3, 4, 5, 6, em sẽ tìm được tính chất đặc biệt ấy.

Bài giải:

Ta có:

$142 857 . 2 = 285714$;

$142 857 . 3 = 428571$;

$142 857 . 4 = 571428$;

$142 857 . 5 = 714285$;

$142 857 . 6 = 857142$.

Nhìn vào các tích trên, ta thấy điều đặc biệt, đó là:

Các tích này đều được viết bởi các chữ số $1, 4, 2, 8, 5, 7.$

Nếu sắp xếp lại các kết quả theo thứ tự: $142 857; 428571; 285714; 857142; 571428; 714285$ thì được một dãy số mà mỗi số sau có được bằng cách chuyển chữ số đứng đầu, bên trái thành chữ số đứng cuối.


6. Giải bài 40 trang 20 sgk Toán 6 tập 1

Bình Ngô đại cáo ra đời năm nào?

Năm $\overline{abcd}$, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. Biết rằng $\overline{ab}$ là tổng số ngày trong hai tuần lễ, còn $\overline{cd}$ gấp đôi $\overline{ab}$. Tính xem năm $\overline{abcd}$ là năm nào ?

Bài giải:

Ta có: $\overline{ab}$ = 14;

$\overline{cd} = 2 . \overline{ab} = 2 . 14 = 28 $.

Do đó $\overline{abcd} = 1428$.

Vậy Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo vào năm $1428$.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 35 36 37 38 39 40 trang 19 20 sgk toán 6 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com