Luyện tập 2: Giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk Toán 7 tập 1

Luyện tập 2 Bài §7. Định lí Py-ta-go, chương II – Tam giác, sách giáo khoa toán 7 tập một. Nội dung bài giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Định lý Pitago

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

\(\Delta ABC\) vuông tại \(A \Rightarrow B{C^2} + A{B^2} + A{C^2}\)

2. Định lý Pitago đảo

Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập 2

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 7 kèm bài giải chi tiết bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1 của bài §7. Định lí Py-ta-go trong chương II – Tam giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1
Giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1

1. Giải bài 59 trang 133 sgk Toán 7 tập 1

Bạn Tâm muốn đóng cho một nẹp chéo AC để khung hình chữ nhật $ABCD$ được vững hơn (h.134). Tính độ dài AC, Biết rằng $AD = 48 cm, CD = 36 cm$.

Bài giải:

Do $ABCD$ là hình chữ nhật nên tam giác $ACD$ vuông tại D. Áp dụng đinh lí Py- ta-go ta có:

AC2 = AD2 + CD2 = 482 + 362

$= 2304 + 1296 = 3600$

⇒ $AC= 60 (cm)$

Vậy bạn Tâm phải đóng thanh nẹp dài $60cm$.


2. Giải bài 60 trang 133 sgk Toán 7 tập 1

Cho tam giác nhọn $ABC$. Kẻ $AH$ vuông góc với $BC$ ($H$ thuộc $BC$), cho biết $AB = 13, AH = 12, HC =16 cm$. Tính độ dài các cạnh của tam giác $ABC$.

Bài giải:

Theo giả thiết ta có hình vẽ sau:

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông $AHC$ ta có:

AC2 = AH2+ HC2 = 122 + 162

= $144 + 156 = 400.$

⇒ $AC = 20 (cm)$

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông $ABH$ ta có:

BH2 = AB2 – AH2 = 132 – 122

$=169 – 144 = 25$

⇒ $BH = 5(cm)$

⇒ $BC = BH + HC = 5 + 16 = 21 (cm)$


3. Giải bài 61 trang 133 sgk Toán 7 tập 1

Trên giấy ô vuông (Độ dài cạnh của ô vuông bằng 1), cho tam giác $ABC$ như hình 125.

Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác $ABC$.

Bài giải:

Đặt thêm 3 điểm $N, M, K$ như hình vẽ:

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông $ACN$ ta được:

AC2 = AN2 + NC2 = $9 + 16 = 25$

⇒ $AC = 5$

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông $ABM$ ta được:

AB2 = AM2 + MB2 = 22 + 12 =$ 5$

⇒ $AB = \sqrt{5}$

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông $BCK$ ta được:

BC2 = BK2 + KC2 = 32 + 52

$= 9 + 25 = 34$

⇒ $BC = \sqrt{34}$


4. Giải bài 62 trang 133 sgk Toán 7 tập 1

Đố: Người ta buộc con Cún bằng sợi dây có một đầu buộc tại điểm $O$ làm cho con Cún cách điểm $O$ nhiều nhất là $9m$ (h.136). Con cún có thể tới các vị trí $A,B,C,D$ để canh giữ mảnh vườn hình chữ nhật $ABCD $ hay không? (Các kích thước như trên hĩnh vẽ).

Bài giải:

Để biết được con Cún có thể đến các điểm $A, B, C, D$ để canh giữ vườn hay không, ta cần tính cách đoạn $OA, OB, OC, OD$:

Áp dụng định lí Py-ta-go ta được:

OA2 = 42 + 32 = $16 + 9 = 25$

⇒ $OA = 5 (m)$

OB2 = 42 + 62 = $16 + 26 = 52$

⇒ $OB = \sqrt{52} ≈ 7,2(m)$

OC2 = 62+ 82= $36 + 64 = 100$

⇒ $OC = 10 (m)$

OD2 = 32 + 82 = $9 + 64 = 73$

⇒ $OD = \sqrt{73} ≈ 8,5(m)$

⇒ $OA = 5<9; OB ≈ 7,2 < 9$

$OC = 10 > 9 ; OD ≈ 8.5 < 9$

Như vậy con cún có thể đi tới các vị trí $A, B, D$ nhưng không đế được vị trí $C$.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 59 60 61 62 trang 133 sgk toán 7 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com