Ôn tập cuối năm phần số học: Giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Hướng dẫn giải bài Ôn tập cuối năm phần số học toán lớp 6 từ Chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên đến Chương III – Phân số trong sách giáo khoa toán lớp 6. Nội dung giải bài ôn tập cuối năm phần số học: giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

Trước khi đi vào giải bài ôn tập cuối năm phần số học: giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy ôn lại kiến thức của các bài trước:

1. Chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

2. Chương II – Số nguyên

3. Chương III – Phân số


Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi ôn tập cuối năm phần số học

Dưới đây là giải bài ôn tập cuối năm phần số học: giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2 của bài ôn tập cuối năm phần số học từ Chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên đến Chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 170 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Tìm giao của tập hợp C các số chẵn và tập hợp L các số lẻ.

Bài giải:

Gọi một số m ∈ Z thì 2m là số chẵn và 2m +1 là số lẻ. Ta có:

C = {x ∈ Z / x = 2m}

L = { x ∈ Z / x = 2m + 1}

⇒ C ∩ L = Ø vì không có số nào vừa chẵn vừa lẻ.


2. Giải bài 171 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Tính giá trị các biểu thức sau:

A = 27 + 46 + 79 + 34 + 53;

B = – 377 – (98 – 277)

C = – 1,7× 2,3 + 1,7.× (- 3,7) – 1,7×3 – 0,17:0,1

D = \(2{3 \over 4}.\left( { – 0,4} \right) – 1{3 \over 5}.2,75 + \left( { – 1,2} \right):{4 \over {11}}\)

\(E = {{\left( {{2^3}.5.7} \right)\left( {{5^2}{{.7}^3}} \right)} \over {{{\left( {{{2.5.7}^2}} \right)}^2}}}\)

Bài giải:

A = 27 + 46 + 79 + 34 + 53

= 239;

B = – 377 – (98 – 277)

= – 377 – 98 + 277

= -198;

C = – 1,7× 2,3 + 1,7.× (- 3,7) – 1,7×3 – 0,17:0,1

= 1,7. (-2,3 – 3,7 – 3 – 1)

= 1,7 . (-10)

= -17;

D = \(2{3 \over 4}.\left( { – 0,4} \right) – 1{3 \over 5}.2,75 + \left( { – 1,2} \right):{4 \over {11}}\)

\(={{11} \over 4}.{{ – 4} \over {10}} – {8 \over 5}.{{11} \over 4} + {{ – 6} \over 5}.{{11} \over 4}\)

\(={{11} \over 4}.\left( {{{ – 4} \over {10}} – {8 \over 5} + {{ – 6} \over 5}} \right)\)

\( = {{11} \over 4}.{{ – 2 – 8 – 6} \over 5}\)

\( = {{11} \over 4}.{{ – 16} \over 5}\)

\( = {{ – 44} \over 5}\);

E = \({{\left( {{2^3}.5.7} \right)\left( {{5^2}{{.7}^3}} \right)} \over {{{\left( {{{2.5.7}^2}} \right)}^2}}}\)

\( = {{{2^3}{{.5}^3}{{.7}^4}} \over {{2^2}{{.5}^2}{{.7}^4}}}\)

= 2×5

= 10.


3. Giải bài 172 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Chia đều 60 chiếc kẹo cho tất cả học sinh lớp 6C thì còn dư 13 chiếc. Hỏi lớp 6C có bao nhiêu học sinh?

Bài giải:

Gọi số người của lớp 6C là x (người) và số kẹo mỗi người nhận được là m (kẹo) thì ta có:

60 = x. m +13, với 13 < x.

Chuyển vế ta được: x . m = 60 – 13 hay x. m = 47.

Vì 13 <x và 47 làsố nguyên tố nên 47 = 47.1. Do đó x = 47 và m = 1

Vậy lớp 6C có 47 người.


4. Giải bài 173 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Một ca nô xuôi một khúc sông hết 3 giờ và ngược khúc sông đó hết 5 giờ. Biết vận tốc dòng nước là 3 km/h. Tính độ dài khúc sông đó.

Bài giải:

Ta có thể giải bài trên bằng 2 cách:

Cách 1:

Độ dài khúc sông bằng quãng đường đi xuôi dòng trong 3 giờ.

Vận tốc xuôi dòng bằng vận tốc thực của ca nô cộng với 3 km/h.

Vận tốc khi ngược dòng bằng vận tốc thực của ca nô trừ đi 3 km/h.

Do đó vận tốc xuôi dòng hơn vận tốc ngược dòng của ca nô là 6 km/h.

Vì trong mỗi giờ quãng đường đi được khi ngược dòng ngắn hơn quãng đường xuôi dòng là 6 km nên trong 3 giờ ngược dòng thì ca nô đi được quãng đường ngắn hơn quãng đường xuôi dòng là:

6 . 3 = 18 km;

Tức là ngắn hơn độ dài khúc sông là 18 km.

Để đi hết 18 km này ca nô đã phải ngược dòng thêm 2 giờ nữa.

Do đó vận tốc ngược dòng là: 18 : 2 = 9 (km/h).

Vậy độ dài khúc sông là: 9 . 5 = 45 (km).

Cách 2:

Có thể đưa bài toán trên về bài toán tìm x như sau:

Gọi độ dài khúc sông là x (km).

Vận tốc xuôi dòng của ca nô là: \({x \over 3}\) (km/h)

Vận tốc ngược dòng của ca nô là: \({x \over 5}\) (km/h).

Vận tốc thực của ca nô bằng: \({x \over 3} – 3 = {x \over 5} + 3\) hay 5x – 45 = 3x + 45

Chuyển vế ta được: 2x = 90. Vậy x = 45 (km).


5. Giải bài 174 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

So sánh hai biểu thức A và B biết rằng:

\(A = {{2000} \over {2001}} + {{2001} \over {2002}}\)

\(B = {{2000 + 2001} \over {2001 + 2002}}\)

Bài giải:

Ta có: \({{2000} \over {2001}} > {{2000} \over {2001 + 2002}}\) (cùng tử, phân số nào có mẫu lớn hơn thì nhỏ hơn)

\({{2001} \over {2002}} > {{2001} \over {2001 + 2002}}\) (cùng tử, phân số nào có mẫu lớn hơn thì nhỏ hơn)

Cộng vế với vế ta được:

\({{2000} \over {2001}} + {{2001} \over {2002}} > {{2000} \over {2001 + 2002}} + {{2001} \over {2001 + 2002}}\)

Vậy A > B


6. Giải bài 175 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Biết rằng để chảy được nửa bể, một mình vòi A phải mất 4 giờ 30 phút còn một mình vòi B chỉ mất 2 giờ 15 phút. Hỏi cả hai vòi cùng chảy vào bể đó thì sau bao lâu bể sẽ đầy?

Bài giải:

Ta có:

4 giờ 30 phút = \({9 \over 2}\) giờ, 2 giờ 15 phút = \({9 \over 4}\) giờ.

Mỗi giờ vòi A chảy vào được \({1 \over 2}:{9 \over 2} = {1 \over 9}\) (bể).

Vòi B chảy vào được: \({1 \over 2}:{9 \over 4} = {2 \over 9}\) (bể).

Cả hai vòi chảy được \({1 \over 9} + {2 \over 9} = {1 \over 3}\) (bể).

Vậy để đầy bể thì cả hai vòi cùng chảy vào trong \(1:{1 \over 3} = 3\) (giờ).


7. Giải bài 176 trang 67 sgk Toán 6 tập 2

Tính:

a) \(1{{13} \over {15}}.{\left( {0,5} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} – 1{{19} \over {60}}} \right):1{{23} \over {24}}\)

b) \({{\left( {{{{{11}^2}} \over {200}} + 0,415} \right):0,01} \over {{1 \over {12}} – 37,25 + 3{1 \over 6}}}\)

Bài giải:

a) \(1{{13} \over {15}}.{\left( {0,5} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} – 1{{19} \over {60}}} \right):1{{23} \over {24}}\)

\( = {{28} \over {15}}.{\left( {{1 \over 2}} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} – {{79} \over {60}}} \right):{{47} \over {24}}\)

\( = {{28} \over {15}}.{1 \over 4}.3 + {{8.4 – 79} \over {60}}:{{47} \over {24}}\)

\( = {7 \over 4} + {{ – 47} \over {60}}.{{24} \over {47}}\)

\( = {7 \over 5} + {{ – 2} \over 5}\)

\( = {5 \over 5} = 1\)

b) \({{\left( {{{{{11}^2}} \over {200}} + 0,415} \right):0,01} \over {{1 \over {12}} – 37,25 + 3{1 \over 6}}}\)

\( = {{\left( {{{121} \over {200}} + {{415} \over {1000}}} \right):{1 \over {100}}} \over {{1 \over {12}} – {{149} \over 4} + {{19} \over 6}}}\)

\( = {{\left( {{{121} \over {200}} + {{83} \over {200}}} \right):{1 \over {100}}} \over {{{1 – 447 + 38} \over {12}}}}\)

\( = \left( {{{204} \over {200}}:{1 \over {100}}} \right):{{ – 408} \over {12}}\)

\( = {{102} \over {100}}.{{100} \over 1}.{{ – 12} \over {408}}\)

\( = {{ – 12} \over 4} = – 3\)


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 170 171 172 173 174 175 176 trang 67 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com