Giải bài 15 16 17 trang 114 sgk Toán 7 tập 1

Hướng dẫn giải Bài §3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c), chương II – Tam giác, sách giáo khoa toán 7 tập một. Nội dung bài giải bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Vẽ tam giác biết ba cạnh

Để vẽ được \(\Delta ABC\) khi biết ba cạnh, độ dài mỗi cạnh phải nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh kia.

2. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau.

Nếu \(\Delta ABC\) và \(\Delta A’B’C’\) có:

\(\begin{array}{l}AB = A’B’\\AC = A’C’\\BC = B’C’\end{array}\)

Thì \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\,\,(c.c.c)\)

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 113 sgk Toán 7 tập 1

Vẽ thêm tam giác \(A’B’C’\) có:

\(A’B’ = 2 cm ; B’C’ = 4cm ; A’C’ = 3 cm\)

Hãy đo rồi so sánh các góc tương ứng của tam giác \(ABC\) ở mục \(1\) và tam giác \(A’B’C’.\) Có nhận xét gì về hai tam giác trên?

Trả lời:

Hai tam giác trên có :

\(\widehat A = \widehat {A’};\,\,\widehat B = \widehat {B’};\,\,\widehat C = \widehat {C’}\)

Nhận xét: Hai tam giác trên bằng nhau.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 113 sgk Toán 7 tập 1

Tìm số đo của góc \(B\) trên hình \(67.\)

Trả lời:

Xét \(\Delta ACD\) và \(\Delta BCD\) có:

+) \(AC=BC\) (giả thiết)

+) \(AD=BD\) (giả thiết)

+) \(CD\) chung

\(\Rightarrow \Delta ACD = \Delta BCD\) (c.c.c)

\( \Rightarrow \widehat A = \widehat B = {120^o}\) (hai góc tương ứng).

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 7 kèm bài giải chi tiết bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1 của bài §3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c) trong chương II – Tam giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1
Giải bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1

1. Giải bài 15 trang 114 sgk Toán 7 tập 1

Vẽ tam giác $MNP$ biết $MN = 2,5cm, NP = 3cm, PM = 5cm$.

Bài giải:

♦ Cách 1:

– Trước hết ta vẽ đoạn thẳng $PM = 5cm.$

– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ $PM$, vẽ cung tròn tâm $P$ bán kính $2,5cm$ và cung tròn tâm $M$ bán kính $3cm$.

– Hai cung tròn cắt nhau tại một điểm, đó là điểm $N$.

– Vẽ các đoạn thẳng $MN, NP,$ ta được tam giác $MNP.$

♦ Cách 2:

– Vẽ đoạn \(MN= 2,5cm\)

– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(MN\) vẽ cung tròn tâm \(M\) bán kính \(5cm\) và cung tròn tâm \(N\) bán kính \(3cm\).

– Hai cung tròn cắt nhau tại \(P\). Vẽ các đoạn \(MN, NP\), ta được tam giác \(MNP\).


2. Giải bài 16 trang 114 sgk Toán 7 tập 1

Vẽ tam giác $ABC$ biết độ dài mỗi cạnh bằng $3cm$. Sau đó đo mỗi góc của tam giác.

Bài giải:

– Vẽ đoạn thẳng \(AB=3\,cm\)

– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(AB\) vẽ cung tròn tâm \(A\) bán kính \(3\,cm\) và cung tròn tâm \(B\) bán kính \(3\,cm\)

– Hai cung tròn cắt nhau tại \(C\)

– Vẽ các đoạn thẳng \(AC, BC\); ta được tam giác \(ABC\)

– Đo mỗi góc của tam giác \(ABC\) ta được:

\(\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}= 60^0\)


3. Giải bài 17 trang 114 sgk Toán 7 tập 1

Trên mỗi hình 68, 69, 70 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao?

Bài giải:

– Hình 68: Xét hai tam giác $ABC$ và $ABD$, ta có:

$\left.\begin{matrix} AC = AD\\ AB  chung \\ BC = BD \end{matrix}\right\}$

⇒ $\Delta$ ABC = $\Delta$ ABD (c-c-c)

– Hình 69: Xét hai tam giác MNQ và QPM, ta có:

$\left.\begin{matrix} NQ = MP\\ MQ  chung \\ MN = PQ \end{matrix}\right\}$

⇒ $\Delta$ MNQ = $\Delta$ QPM (c-c-c)

– Hình 70: 

Xét hai tam giác EHI và IKE, ta có:

$\left.\begin{matrix} EH = IK\\ EI  chung \\ HI = KE \end{matrix}\right\}$

⇒$\Delta$ EHI = $\Delta$ IKE (c-c-c)

Xét hai tam giác EHK và IKH, ta có:

$\left.\begin{matrix} EH = IK\\ HK  chung \\ EK = IH \end{matrix}\right\}$

⇒ $\Delta$ EHK = $\Delta$ IKH (c-c-c)


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 15 16 17 trang 114 sgk toán 7 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com