Luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân: Giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk Toán 6 tập 2

Luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân, chương III – Phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung giải bài luyện tập: giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

Trước khi đi vào giải bài luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân: giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy ôn lại kiến thức của các bài trước:

1. Bài §7. Phép cộng phân số

2. Bài §8. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

3. Bài §9. Phép trừ phân số

4. Bài §10. Phép nhân phân số

5. Bài §11. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

6. Bài §12. Phép chia phân số

7. Bài §13. Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm

Dưới đây là giải bài luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân: giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2 của bài luyện tập từ bài §7 Phép cộng phân số đến bài §13 Hỗn số – Số thập phân – Phần trăm trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân: Giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 109 trang 49 sgk Toán 6 tập 2

Tính bằng hai cách:

a) \(2{4 \over 9} + 1{1 \over 6}\)

b) \(7{1 \over 8} – 5{3 \over 4}\)

c) \(4 – 2{6 \over 7}\)

Bài giải:

a) Cách 1:

\(2{4 \over 9} + 1{1 \over 6} = {{22} \over 9} + {7 \over 6} = {{44 + 21} \over {18}} = {{65} \over {18}} = 3{{11} \over {18}}\)

Cách 2:

\(2{4 \over 9} + 1{1 \over 6} = \left( {2 + 1} \right) + \left( {{4 \over 9} + {1 \over 6}} \right) = 3 + {{8 + 3} \over {18}} = 3{{11} \over {18}}\)

b) Cách 1:

\(7{1 \over 8} – 5{3 \over 4} = {{57} \over 8} – {{23} \over 4} = {{57 – 46} \over 8} = {{11} \over 8} = 1{3 \over 8}\)

Cách 2:

\(7{1 \over 8} – 5{3 \over 4} = \left( {7 – 5} \right) + \left( {{1 \over 8} – {3 \over 4}} \right) = 2 – {5 \over 8} = {{11} \over 8} = 1{3 \over 8}\)

c) Cách 1:

\(4 – 2{6 \over 7} = {{28} \over 7} – {{20} \over 7} = {8 \over 7} = 1{1 \over 7}\)

Cách 2:

\(4 – 2{6 \over 7} = \left( {4 – 2} \right) – {6 \over 7} = 2 – {6 \over 7} = {8 \over 7} = 1{1 \over 7}\)


2. Giải bài 110 trang 49 sgk Toán 6 tập 2

Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:

\(A = 11{3 \over {13}} – \left( {2{4 \over 7} + 5{3 \over {13}}} \right)\)

\(B = \left( {6{4 \over 9} + 3{7 \over {11}}} \right) – 4{4 \over 9}\)

\(C = {{ – 5} \over 7}.{2 \over {11}} + {{ – 5} \over 7}.{9 \over {11}} + 1{5 \over 7}\)

\(D = 0,7.2{2 \over 3}.20.0,365.{5 \over {28}}\)

\(E = \left( { – 6,17 + 3{5 \over 9} – 2{{36} \over {97}}} \right).\left( {{1 \over 3} – 0,25 – {1 \over {12}}} \right)\)

Bài giải:

\(A = 11{3 \over {13}} – \left( {2{4 \over 7} + 5{3 \over {13}}} \right) = \left( {11{3 \over {13}} – 5{5 \over {13}}} \right) – 2{4 \over 7}\)

\( = 6 – 2{4 \over 7} = 6 – {{18} \over 7} = {{24} \over 7} = 3{3 \over 7}\)

\(B = \left( {6{4 \over 9} + 3{7 \over {11}}} \right) – 4{4 \over 9} = \left( {6{4 \over 9} – 4{4 \over 9}} \right) + 3{7 \over {11}}\)

\( = 2 + {{40} \over {11}} = {{62} \over {11}} = 5{7 \over {11}}\)

\(C = {{ – 5} \over 7}.{2 \over {11}} + {{ – 5} \over 7}.{9 \over {11}} + 1{5 \over 7} = {{ – 5} \over 7}\left( {{2 \over {11}} + {9 \over {11}}} \right) + 1{5 \over 7}\)

\( = {{ – 5} \over 7} + 1{5 \over 7} = {{ – 5} \over 7} + {{12} \over 7} = {7 \over 7} = 1\)

\(D = 0,7.2{2 \over 3}.20.0,365.{5 \over {28}} = {7 \over {10}}.{8 \over 3}.20.{{375} \over {1000}}.{5 \over {28}} = {{70} \over {28}} = {5 \over 2}\)

\(E = \left( { – 6,17 + 3{5 \over 9} – 2{{36} \over {97}}} \right).\left( {{1 \over 3} – 0,25 – {1 \over {12}}} \right)\)

Vì: \({1 \over 3} – 0,25 – {1 \over {12}} = {1 \over 3} – {1 \over 4} – {1 \over {12}} = {{4 – 3 – 1} \over {12}} = 0\)

Trong tích E có một thừa số bằng 0 nên E = 0


3. Giải bài 111 trang 49 sgk Toán 6 tập 2

Tìm số nghịch đảo của các số sau:

\({3 \over 7},6{1 \over 3},{{ – 1} \over {12}},0,31\)

Bài giải:

Số nghịch đảo của các số lần lượt là: \({7 \over 3};{3 \over {19}}; – 12;{{100} \over {31}}\)


4. Giải bài 112 trang 49 sgk Toán 6 tập 2

Hãy kiểm tra các phép cộng sau đây rồi sử dụng kết quả của các phép cộng này để điền số thích hợp vào ô trống mà không cần tính toán:

Bài 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2

(36,05+ 2678,2) + 126 =
(126 + 36,05) + 13,214 =
(678,27 + 14,02) + 2819,1 =
3497,37 – 678,27 =

Bài giải:

Theo tính chất giao hoán và kết hợp ta có:

(36,05 + 2678,2) + 126 = (2678,2 + 126) + 36,05 = 2804,2 + 36,05.

Theo c) ta có kết quả là: 2840,25.

Như vậy từ a) và c) suy ra : (36,05 + 2678,2) + 126 = 2840,25.

Từ b) và d) suy ra: (126 + 36,05) + 13,214 = 175,264.

Từ e) và g) suy ra: (678,27 + 14,02) + 2819,1 = 3511,39.

Từ e) suy ra: 3497,37 – 678,27 = 289,1


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 109 110 111 112 trang 49 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com