Luyện tập bài §4: Giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Luyện tập bài §4. Rút gọn phân số, chương III – Phân số, sách giáo khoa toán 6 tập hai. Nội dung giải bài luyện tập: giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

Trước khi đi vào giải bài luyện tập bài §4: bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2, chúng ta hãy ôn lại kiến thức của các bài trước:

1. Bài §1. Mở rộng khái niệm về phân số

2. Bài §2. Phân số bằng nhau

3. Bài §3. Tính chất cơ bản của phân số

4. Bài §4. Rút gọn phân số

Dưới đây là giải bài luyện tập bài §4: giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2 của bài luyện tập từ bài §1 Mở rộng khái niệm về phân số đến bài §4 Rút gọn phân số trong chương III – Phân số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Luyện tập bài §4: Giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2
Giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2

1. Giải bài 23 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Cho tập hợp A = {0;-3;5}. Viết tập hợp B các phân số \({m \over n}\) mà m, n ∈ A.

(Nếu có hai phân số bằng nhau thì chỉ cần viết một phân số).

Bài giải:

Vì 0 không thể là mẫu số nên các phân số phải tìm chỉ có thể có mẫu bằng – 3 hoặc 5.

Các phân số có mẫu bằng -3 là: \({0 \over { – 3}},{{ – 3} \over { – 3}},{5 \over { – 3}}\)

Các phân số có mẫu bằng 5 là: \({0 \over 5},{{ – 3} \over 5},{5 \over 3}\)

Nhưng \({0 \over { – 3}} = 0 = {0 \over 5},{{ – 3} \over { – 3}} = 1 = {5 \over 5}\)

Vậy chỉ có bốn phân số khác nhau: 0, 1, \({5 \over { – 3}},{{ – 3} \over 5}\)


2. Giải bài 24 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Tìm các số nguyên x và y, biết:

\({3 \over x} = {y \over {35}} = {{ – 36} \over {84}}\)

Bài giải:

Ta có: \({{ – 36} \over {84}} = {3 \over { – 7}} = {3 \over x};{{ – 36} \over {84}} = {{ – 15} \over {35}} = {y \over {35}}\)

Vây: \(x = – 7;y = – 15\)


3. Giải bài 25 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Viết tất cả các phân số bằng \({15 \over 39}\) mà tử và mẫu là các số tự nhiện có hai chữ số.

Bài giải:

Tìm phân số tối giản của phân số \({15 \over 39}\) = \({5 \over 13}\)

Sau đó nhân phân số tối giản đó lần lượt với các số tự nhiên 2, 3, 4, 5, … cho đến khi tử số và mẫu số vẫn là hai chữ số. Ta tìm được 6 phân số:

Vậy: \(\frac{15}{39}=\frac{5}{13}=\frac{10}{26}=\frac{15}{39}= \frac{20}{52}=\frac{25}{65}=\frac{30}{78}=\frac{35}{91}\)


4. Giải bài 26 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Cho đoạn thẳng AB:

Hãy vẽ vào vở các đoạn thẳng CD, EF, GH, IK biết rằng:

\(CD = {3 \over 4}AB;EF = {5 \over 6}AB;GH = {1 \over 2}AB;IK = {5 \over 4}AB.\)

Bài giải:

Đoạn AB được chia thành 12 đoạn nhỏ bằng nhau. Do đó \(CD = {3 \over 4}AB = {9 \over {12}}AB\) .

Vậy: CD bằng 9 đoạn nhỏ, EF bằng 10 đoạn nhỏ, GH bằng 6 đoạn nhỏ, IK bằng 15 đoạn nhỏ.


5. Giải bài 27 trang 16 sgk Toán 6 tập 2

Đố: Một học sinh đã “ rút gọn” như sau:

\({{10 + 5} \over {10 + 10}} = {5 \over {10}} = {1 \over 2}\)

Bạn đó giải thích: “Trước hết em rút gọn cho 10, rồi rút gọn cho 5”. Đố em làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?

Bài giải:

Bạn học sinh rút gọn phân số như trên là sai. Vì theo quy tắc rút gọn, ta phải chia cả tử và mẫu của phân số cho cùng một số khác 0, nhưng học sinh này đã trừ cả tử số và mẫu số cho 10.


Câu trước: 

Bài tiếp theo: 


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 23 24 25 26 27 trang 16 sgk toán 6 tập 2!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com