Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 76 sgk Toán 7 tập 1

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập chương II – Hàm số và đồ thị, sách giáo khoa toán 7 tập một. Nội dung bài trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.


Lý thuyết

1. Bài §1. Đại lượng tỷ lệ thuận

2. Bài §2. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

3. Bài §3. Đại lượng tỷ lệ nghịch

4. Bài §4. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

5. Bài §5. Hàm số

6. Bài §6. Mặt phẳng toạ độ

7. Bài §7. Đồ thị hàm số $y = ax (a ≠ 0)$

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi ôn tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1 của bài Ôn tập chương II – Hàm số và đồ thị cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1
Trả lời câu hỏi ôn tập 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1

1. Trả lời câu hỏi ôn tập 1 trang 76 sgk Toán 7 tập 1

a) Khi nào thì hai đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ thuận với nhau? Cho ví dụ.

b) Khi nào thì hai đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ nghịch với nhau? Cho ví dụ.

Trả lời:

a) Khi đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức: \(y=kx\) (với \(k\) là hằng số khác 0) thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(k\).

Ví dụ: $y = 2x$

b) Khi đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức: \(y = \frac{a}{x}\) hay xy = a (a là hằng số khác 0) thì hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a.

Ví dụ: $y = \frac{12}{x}$


2. Trả lời câu hỏi ôn tập 2 trang 76 sgk Toán 7 tập 1

Gọi $x$ và $y$ theo thứ tự là độ dài cạnh và chu vi của tam giác đều. Đại lượng y tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với đại lượng $x$?

Trả lời:

Theo đề bài: $x$ là độ dài cạnh tam giác đều, $y$ là chu vi của tam giác đều.

Mà chu vi của tam giác đều: $y = 3x$.

Vậy đại lượng $y$ tỉ lệ thuận với đại lượng $x$.


3. Trả lời câu hỏi ôn tập 3 trang 76 sgk Toán 7 tập 1

Các kích thước của hình hộp chữ nhật thay đổi sao cho thể tích của nó luôn bằng $36$ (m3). Nếu gọi diện tích đáy và chiều cao của hình hộp đó là $y$ (m2) và $x$ (m) thì 2 đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với nhau?

Trả lời:

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là $y$ (m2).

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là $x (m)$.

Suy ra: thể tích của hình hộp chữ nhật là: $y.x$ (m3)

Theo đề bài thể tích của hình hộp chữ nhật luôn bằng $36$ (m3)

Do đó: $y.x = 36$ (m3)

Suy ra: \(y = \frac{36}{x}\)

Vậy hai đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ nghịch với nhau.


4. Trả lời câu hỏi ôn tập 4 trang 76 sgk Toán 7 tập 1

Đồ thị của hàm số \(y = {\rm{ax}}\,\,\,{\rm{(a}} \ne {\rm{0)}}\) có dạng như thế nào?

Trả lời:

Đồ thị của hàm số \(y = {\rm{ax}}\,\,\,{\rm{(a}} \ne {\rm{0)}}\) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.

Vì đồ thị của hàm số $y = ax$ là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ nên ta chỉ cần xác định thêm một điểm $A$ (thường cho $x = 1; y = a$) khác điểm gốc $O$. Vẽ đường thẳng $OA$ ta được đồ thị của hàm số $y = ax$.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 trang 76 sgk toán 7 tập 1!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com